Khi nói đến Cà Mau - những địa danh nổi tiếng như rừng đước Năm Căn,
Ngọc Hiển, rừng tràm U Minh Hạ, Hòn Đá Bạc, đảo Hòn Khoai, Làng Rừng,
cửa sông Ông Đốc, Vàm Lũng, Hồng Anh Thư Quán, Quan Âm Cổ Tự... đã được
ghi vào trang sử hào hùng của dân tộc, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách
mạng. Trên quê hương Cà Mau, mỗi tên đất tên làng đều gắn liền với
chiến công hiển hách, là biểu trưng cho tinh thần anh dũng, kiên trung
rạng ngời của người dân Cà Mau.
Quan Âm Cổ Tự nằm uy nghi dưới tàng cây bồ đề, số 84/4 đường Rạch Chùa
phường 4 thành phố Cà Mau, chùa được hình thành từ một am thờ do người
nông dân tên Tô Xuân Quang sáng lập năm 1826. Trải qua bao thăng trầm
lịch sử và sự biến thiên của đất trời, Quan Âm Cổ Tự được người dân Cà
Mau nhiều lần trùng tu tôn tạo, qua hàng thế kỷ nhưng đến nay vẫn giữ
được nét kiến trúc cổ xưa mô phỏng theo kiểu đình miệt ĐBSCL, thể hiện
rõ nét nhất là những mái ngói lợp có hình quả ấu. Chùa có nhiều tượng
Phật, tượng La Hán, tượng Bồ Tát, những bức hoành phi, câu đối... đó
chính là những hiện vật minh chứng cho thời kỳ khẩn hoang của vùng đất
Cà Mau.
Quan Âm Cổ Tự là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu có giá
trị nghệ thuật cao vào loại bậc nhất vùng. Tuy công trình này không đồ
sộ, nhưng nó gắn liền với đời sống tâm linh bao đời của người dân nơi
vùng đất Cà Mau non trẻ. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, Quan Âm Cổ Tự chính là nơi chở che, đùm bọc, nuôi chứa các
chiến sĩ cách mạng, trong đó có không ít những nhà sư đã trở thành liệt
sĩ.
Qua những sự kiện trên, năm 2000, Quan Âm Cổ Tự Cổ Tự đã được Bộ Văn hóa
Thông tin công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét